Wednesday, 8 July 2015

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy là đây

Các bạn cùng trao đổi và tham khảo nhé
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có những mặt khó khăn và thách thức.

1- Đặt vấn đề:

Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong thời đại hiện nay. Với sự can thiệp của CNTT trong mọi lĩnh vực nó đem lại sự khởi sắc về chất lẫn lượng.

2- Tại sao Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay?

- Vì sự phát triển của xã hội đi đôi là quyết định của nhà nước về việc cho phép áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đó là một bước đi vượt bậc trong giáo dục nước ta.
- Được sự đầu tư rất là chu đáo về cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy học để phục vụ cho việc học và công nghệ thông tin kịp thời thì các trường đã có sự chuyển biến rõ rệt về mặt chất lượng của học sinh.
- Công nghệ thông tin áp dụng vào giáo dục thì đi song song với nó là hình thức và phương pháp giảng dạy sẽ thay đổi để phù hợp. Chẳng hạn, dạy học qua máy chiếu thông qua các trình soạn thảo như Word, Powerpoint,... Việc chưa có công nghệ thông tin thì việc học rất là thụ động thầy dạy bao nhiêu trò hiểu và làm theo nhưng không tìm thấy sự sáng tạo nhưng bây giờ đã khác việc học đã trở nên chủ động hơn bao giờ hết.
- Các phần mềm giáo dục đạt được những thành tựu đáng kể như: các bộ office, phần mền đóng gói,... Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ, phần mềm hỗ trợ cho quá trình dạy học. Với sự tích cực thay đổi phương pháp học tập gắn liền với CNTT thì nhiều học sinh yếu, kém đã có sự tiến bộ vượt bậc trong học tập. Từ khi có máy tính giúp cho việc soạn giáo án của giáo viên trở nên dễ dàng và chất lượng hơn qua các buổi lên lớp. Đối với mỗi giáo viên đưa ra các giáo án điện tử thì học sinh sẽ được minh họa qua hình vẽ, video, âm thanh rất là sinh động  thì sẽ làm cho cảm giác tiết dạy thêm phần hấp dẫn và cuốn hút. Vì chính có CNTT áp dụng vào mọi lĩnh vực nói riêng và lĩnh vực giáo dục nói chung đã thay đổi mọi suy nghĩ và khả năng của chúng ta. 


Mục tiêu đi tiên phong là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.

3. Ưu điểm và thách thức: 

3.1. Ưu điểm 

- Môi trường học tập với nhiều phương tiện dạy và học giúp học sinh, giáo viên trao đổi, tiếp thu bài tốt hơn  với những gì học tập ngày xưa chưa có điều kiện là “đọc, chép”.
 - Áp dụng kĩ thuật nâng cao trong máy tính giúp việc học các môn trở nên đơn giản và tiếp thu tốt hơn bởi vì có những thí nghiệm hay công thức chạy trên máy tính.
-Học môn nào cũng cần có thí nghiệm, tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau để học sinh có thể hiểu được định luật, quy luật, phương pháp thế nào cho sâu và rộng rồi từ đó có thể sáng tạo ra những thứ mới như những Bác nông dân đã làm được, chưa qua đào tạo nhưng họ đã làm được qua thực hành, nhưng quan trọng là kinh nghiệm của người làm nông.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ làm thay đổi tích cực đến nền giáo dục nước ta nếu các Bộ, các Ngành đưa ra các quyết định đúng đắn.

3.2. Các thách thức: 

Sự đánh giá của người có chuyên môn và người trong cuộc  cho rằng áp dụng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và đang phát triển rất tốt. 
Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn:
- Áp dụng máy tính trong giảng dạy yêu cầu phù hợp với từng bộ môn, không gian và thời gian. 
- Việc áp dụng nói thì dễ nhưng quan trọng trong những số người giảng dạy thì họ đã thành thạo về máy tính, đó là điều cần lưu tâm vì thế chúng ta cần có thời gian để tiếp cận, không nên vội vàng.
- Việc thiếu thiết bị, thiếu kinh phí trong giáo dục theo vùng miền cũng là bất cập bây giờ.

4- Bài học kinh nghiệm và đề xuất: 

- Giáo viên cần tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình. Nó sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác. 
- Khi thiết kế Bài giảng điện tử các giáo viên cần chuẩn bị trước kịch bản, và các tư liệu đi kèm như: video, hình ảnh, bản đồ,...
- Hãy chọn các giải pháp thích hợp kết hợp những ứng dụng công nghệ vào bài giảng, sau đó mới bắt tay vào soạn bài. Nếu bạn chọn phần mềm MS PowerPiont làm công cụ chính thì cần lưu ý về Font chữ, màu chữ và hiệu ứng đơn giản thích hợp với bài giảng. 
- Còn nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, các hình ảnh hay mô phỏng cần sát với chủ đề của bài giảng. Chú ý trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ
- Sáng kiến kinh nghiệm là rất cần thiết trong giáo dục hiện đại ngày nay
Chúc các bạn thu thập được thông tin tốt nhất!

0 nhận xét