Wednesday, 20 July 2016

Trách nhiệm của nhà nước về quản lý an toàn thực phẩm

Quản lý an toàn thực phẩm là một vấn đề cấp bách đang được đặt ra trong bối cảnh xã hội hiện nay. Vậy các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý vấn đề này như thế nào?

Quốc hội là nơi ban hành các bộ luật về an toàn thực phẩm, nó quy định về quyền và nghĩa vụ của tất cả các tổ chức hay cá nhân trong việc đảm bảo việc an toàn thực phẩm. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

1. Trách nhiệm chung

Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế là nơi thực hiện quản lý nhà nước về việc vệ sinh an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước. Các bộ, cơ quan ngang bộ đều có quyền hạn và nghĩa vụ thực hiện việc quản lý.Còn với từng địa phương thì cơ quan quản lý chính là các hội đồng, ủy bạn nhân dân các cấp.
Các cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm phải chủ trì xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các quy hoạch tổng thể, các chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm. Đề ra các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức độ an toàn, chỉ tiêu đối với các loại sản phẩm như bao bì sản phẩm, dụng cụ, vật liệu chứa đựng sản phẩm.
Phải báo cáo thường xuyên về tình hình chung tại địa phương, khu vực quản lý, đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh cơ quan quản lý. Đảm bảo đầy đủ về điều kiện và quy định chung cho từng đối tượng kinh doanh.
Trách nhiệm của nhà nước về quản lý an toàn thực phẩm
Duy trì tổ chức các công tác tuyên truyền, xây dựng các lớp bồi dưỡng, hội thảo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Giáo dục, đưa ra cảnh báo về các nguyên nhân dẫn đến việc ngộ độc thực phẩm.
Tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh sản xuất, kiểm tra quy trình chế biến, khâu nhập khẩu, xuất khẩu tất cả các loại hình sản phẩm nằm trong phạm vi quản lý của cơ quan thẩm quyền đó.

2. Trách nhiệm trong quản lý ngành

Với từng loại thực phẩm được phân công quản lý thì cơ quan có thẩm quyền phải chủ trì xây dựng, tổ chức ban hành các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch chính sách quản lý, các văn bản vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trách nhiệm của nhà nước về quản lý an toàn thực phẩm
Thực hiện nghiêm ngặt các quy phạm về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình từ khâu sơ chế cho đến khâu thành phẩm, quản lý kiểm tra, kiểm định các dụng cụ chứa đựng thực phẩm, bao bì của sản phẩm.
Các sản phẩm nhập khẩu, xuất khẩu cũng phải được thanh tra làm thủ tục một cách minh bạch, theo đúng các điều luật của Nhà nước.

3. Trách nhiệm của Bộ Công thương

Bộ Công thương chịu trách nhiệm đề ra các đường lối, chính sách về việc bảo đảm an toàn vệ sinh nhưng vẫn phải dựa theo các điều luật của nhà nước ban hành. Tùy vào từng lĩnh vực được phép quản lý mà đưa ra các chiến lược, quy hoạch khả thi, đúng đắn nhất.
Có trách nhiệm quản lý an toàn cho thực phẩm trong suốt quy trình sản xuất, thực hiện nghiêm túc các điều luật về chất lượng, thành phần. Đặc biệt là tiến hành giám sát việc công bố tiêu chuẩn chất lượng rượu bia, sữa chế biến, nước giải khát và các loại thực phẩm khác như sản phẩm chế biến từ tinh bột, dầu thực vật.
Trách nhiệm của nhà nước về quản lý an toàn thực phẩm
Không chỉ là thực phẩm mà ngay cả bao bì, nhãn, tem chống hàng giả, các dụng cụ chứa đựng sản phẩm cũng phải được quản lý chặt chẽ. Ban hành các chính sách quy định về các yếu tố điều kiện để có thể lưu thông hàng hóa, chống lại việc gian lận trong thương mại, kinh doanh buôn bán.
Thường xuyên gửi báo cáo định kì, kiểm tra xử lý các vi phạm của các chủ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất hay kinh doanh, xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương.

0 nhận xét