Người tiêu dùng Việt Nam rất lo lắng về các thông tin rằng trên thị trường hiện nay có một loại chè tẩm hóa chất rất độc hại cho cơ thể vẫn đang được lưu thông rộng rãi.
1. Các loại chè 4 không
Chè xanh được coi là một trong những đồ uống rất quen thuộc với người Việt. Bởi chúng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, được vận dụng nhiều trong y học, giúp cho cơ thể ngăn chặn được về thoái hóa cá tế bào thần kinh, hạn chế bệnh loãng xương, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và còn rất rất nhiều công dụng khác nữa.
Ngoài những cơ sở sản xuất uy tín, có trách nhiệm cao trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất chè, còn có rất nhiều cơ sở sản xuất vì muốn tăng thêm lợi nhuận cho mình mà đã bán đứng lương tâm sử dụng những loại nguyên liệu không rõ nguồn gốc để tẩm ướp chè.
Loại chè 4 không: không ghi rõ thành phần, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ, không chỉ tiêu và cách sử dụng đã xuất hiện và được bày bán tràn lan trên thị trường.
Không chỉ là chè được tẩm ướp hóa chất mà còn tồn tại rất nhiều loại chè được sản xuất từ chè kém chất lượng, loại chè bỏ đi trong quá trình sản xuất, chúng cũng được tẩm ướp hương liệu rồi mang tiêu thụ cho những quán trà đá vỉa hè, quán cơm với giá thành rẻ hơn.
2. Tác hại của chè tẩm hóa chất độc hại
Các loại hương liệu được sử dụng để tẩm lên chè thông thường chúng đều có nguồn gốc từ penzylacetat cho hương nhài và P-Dimethoxy penzin cho hương sen. Chúng đều là những loại chất gôc hữu cơ cực kì độc hại, lại được ngâm lâu ngày, liều lượng khá cao nên chúng dễ dàng làm cho người ngửi phải lập tức bị chóng mặt, thậm chí là làm tác động rất lớn đến hệ thần kinh.
Ngoài ra, để làm mùi hương lưu lại lâu ở chè, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng chất Fixateur để giữ mùi. Đây là một loại chất rất độc hại, chúng không hề bị phân hủy trong cơ thể mà tích tụ lại trong gan làm tăng nguy cơ bị ung thư cho người sử dụng lâu dài.
Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những loại hương liệu không rõ nguồn gốc này tại các chợ, chúng được bày bán công khai với mức chi phí không cao lắm, chúng chỉ có giá từ 100.000 nghìn đến 120.000 nghìn đồng.
Vậy mới biết được nỗi lo lắng hàng ngày của người sử dụng, để tránh mua phải những sản phẩm không đảm bảo thì người tiêu dùng nên biết một số cách để phân biệt, nhận biết chè sạch hay bẩn, đặc biệt quan tâm đến việc so sánh chất lượng của các loại chè với nhau.
3. Giải pháp để phân biệt chè ngon
Đầu tiên các sản phẩm chè phải có được các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có tem nhãn, bao bì ghi đầy đủ rõ ràng các thành phần chính, các chỉ số của sản phẩm. Là thương hiệu có tên tuổi trên thị trường, được sự công nhận của Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở sản xuất phải có giấy phép kinh doanh mặt hàng chè, có giấy chứng nhận đã tiến hành việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chè, dây chuyền sản xuất phải được kiểm chứng, xác thực từ các cơ quan Nhà nước. Và một số loại giấy tờ liên quan trong việc đảm bảo vệ sinh, đảm bảo chất lượng của sản phẩm chè.
Trên hết đó chính là ý thức của mỗi người, mỗi cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh nhằm bảo vệ cho sức khỏe của cộng đồng cũng như chính bản thân mình. Cũng như để làm tăng sự tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu chè của họ, tạo ra những lợi thế rất tốt trong việc thu hút khách hàng tiềm năng.
0 nhận xét